Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp) là một bệnh lý tim mạch gây nguy hiểm cho con người. Khi máu tác động lên thành động mạch tăng cao sẽ tạo áp lực lớn cho tim làm huyết áp tăng quá mức cho phép và gây ra nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như suy tim hay tái biến mạch máu não. Chần chờ gì nữa, hãy cùng Bệnh Viện Sài Gòn Bình Dương tìm hiểu về các triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh qua bài viết bên dưới nhé.
Huyết áp bao nhiêu là cao?
Huyết áp là áp lực của máu gây tác động lên thành động mạch vì vậy huyết áp được dựa trên 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Đầu tiên là huyết áp tâm thu tương ứng với giai đoạn tim co bóp để đẩy máu đi nên sẽ có giá trị cao hơn do dòng máu ở trong động mạch lúc này được tim đẩy đi. Còn huyết áp tâm trương sẽ tương ứng với giai đoạn nghỉ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim, giá trị sẽ thấp hơn vì do mạch máu lúc này không chịu áp lực đẩy máu từ tim.
Dựa trên bảng phân độ cao huyết áp của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) 2017, cao huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp tối ưu sẽ có huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
- Huyết áp bình thường sẽ có huyết áp tâm thu dao động từ 130-139mmHg và huyết áp tâm trương từ 85-89mmHg.
- Còn về cao huyết áp độ 1 sẽ có huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và huyết áp tâm trương 80-89mmHg.
- Cao huyết áp ở cấp độ 2 sẽ có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp tăng
Đa phần bệnh cao huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi vì loại bệnh này không có nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn) và chỉ khoảng 10% tình trạng có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát).
Tăng huyết áp vô căn
Tăng huyết áp vô căn chiếm tới khoảng 90 đến 95% là tình trạng không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp, có thể do một vài yếu tố dưới đây:
Sử dụng nhiều rượu bia và thuốc lá, ăn quá nhiều muối hay các loại chất béo có hại, cơ thể ít vận động, không ăn nhiều rau xanh và trái cây hoặc do tình trạng thừa cân béo phì.
Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng bệnh được xác định có một nguyên nhân trực tiếp tác động, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp ở trường hợp này:
Bệnh thận là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng tăng huyết áp thứ phát như viêm cầu thận, suy thận mãn và hẹp động mạch thận.
Bệnh lý tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết nằm phía trên mỗi bên thận, tiết ra các hormone điều hòa muối, nước và huyết áp cơ thể. Nếu u của tuyến này tiết bất thường sẽ làm huyết áp tăng.
Bên cạnh đó một số bệnh lý nội tiết khác cũng có thể khiến huyết áp tăng cao như cường giáp, suy giáp hay bệnh Cushing.
Ngoài ra, một số loại thuốc khi uống để điều trị bệnh viêm khớp, hen suyễn, bệnh Lupus, thuốc kháng viêm, giảm đau hay thuốc tránh thai cũng có thể làm huyết áp tăng.
Các triệu chứng thường khi huyết áp tăng
Hiện nay nhiều trường hợp bị bệnh cao huyết áp nhưng không có bất kỳ dấu hiệu gì, chỉ có thể biết khi bệnh gây biến chứng nguy hiểm hay tình cờ phát hiện được. Một số trường hợp có thể nhận biết qua các triệu chứng như: nhức đầu, đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở hay nhịp tim đập nhanh.
Huyết áp tăng sẽ đi kèm nhiều triệu chứng
Vì vậy, theo các chuyên gia khuyến cáo, người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên cần phải khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ vì ở độ tuổi này huyết áp có xu hướng tăng cao.
Đối với trường hợp khi huyết áp đo từ 180/120mmHg trở lên kèm có kèm một trong các dấu hiệu như co giật, nhìn mờ, hôn mê, lừ đừ, nôn ói, khó thở hay đau tức ngực dữ dội. Lúc này bạn cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
Những ai có nguy cơ dễ mắc bệnh cao huyết áp?
Những người có nguy cơ dễ mắc bệnh cao huyết áp bao gồm: phụ nữ đã mãn kinh, nam giới, người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp, những người có lối sống không lành mạnh, hút thuốc lá, cơ thể ít vận động, thường xuyên ăn mặn, những người hay bị stress, căng thẳng, người sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc mắc các bệnh khác như đái tháo đường và thận.
Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh cao huyết áp
Để điều trị bệnh cao huyết áp, người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi huyết áp, bạn có thể điều trị bằng cách dùng thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc điều trị theo dân gian, việc điều trị này nhằm mục đích đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg.
Sử dụng thuốc Tây kê đơn của bác sĩ
Phương pháp điều trị này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sau khi thăm khám và xác định được tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh uống. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến thường dùng cho bệnh cao huyết áp:
- Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin: Khi sử dụng loại thuốc này, quá trình sản sinh Angiotensin trong cơ thể sẽ bị ức chế, giúp cho mạch máu được giãn ra và máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Thuốc ức chế Beta: Đối với loại thuốc này, mục đích chính là làm giảm nhịp tim, giãn động mạch và giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim.
- Thuốc chẹn canxi: Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh sẽ ngăn chặn được một số gốc canxi xâm nhập vào cơ tim, tránh được tình trạng tụt huyết áp.
- Thuốc lợi niệu: Thuốc lợi niệu có chức năng đào thải muối và dịch dư qua đường tiểu, từ đó giảm dịch dư và lượng muối trong máu giúp huyết áp được kiểm soát tốt.
- Thuốc chặn Alpha-2: Khi sử dụng thuốc chặn Alpha 2 sẽ giúp mạch máu giãn ra và đưa huyết áp về mức trung bình.
Sử dụng phương pháp điều trị theo dân gian
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, bạn có thể dùng các phương pháp dân gian sau:
- Sử dụng cần tây: Bạn có thể giã 50g cần tây, vắt lấy nước rồi trộn thêm mạch nha, mật ong, đem đun sôi và uống ngay khi nước còn ấm hoặc bạn có thể đem đi ép và uống nước nguyên chất. Vì dưỡng chất kali trong cần tây sẽ giúp bạn có thể kiểm soát và điều hòa huyết áp ổn định.
- Sử dụng hoa hòe: Để điều trị bệnh cao huyết áp bằng loại này hiệu quả thì bạn cần sử dụng hy thiêm kết hợp từ 20 đến 40g hoa hòe sắc lấy nước uống.
- Sử dụng rễ cây nhàu: Bạn dùng 20 đến 40g rễ cây nhàu đem phơi khô để sắc lấy nước uống, có thể dùng uống như nước lọc hàng ngày. Ngoài việc giúp bạn điều trị được tình trạng cao huyết áp còn hỗ trợ giảm được các triệu chứng đau đầu và chóng mặt hiệu quả.
Bài viết trên đây, Bệnh Viện Sài Gòn Bình Dương đã chia sẻ đến bạn các triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả. Đừng quên Follow chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin hay và hữu ích khác nhé.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: 39 Hồ Văn Cống, KP.4, Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Số điện thoại: 0866 906 105
Email: bvsaigonbinhduong@gmail.com
Website: bvsaigonbinhduong.vn